Đứng ngồi lâu bị phù chân có phải là bệnh suy giãn tĩnh mạch không – là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi đặc thù công việc, nhiều người đang hủy hoại sức khỏe của bản thân mỗi ngày. Và tình trạng sưng phù chân là một trong số tác hại mà nhiều người gặp phải. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đứng ngồi lâu bị phù chân là bệnh gì? các giải pháp cải thiện sưng phù nhé.
Xem nhanh
Đứng ngồi lâu bị phù chân là bệnh gì?
Hiện tượng phù nề xảy ra khi chất lỏng từ lòng mạch máu tích tụ ở các mô cơ thể. Vị trí hay bị tích tụ chất lỏng là ở chân, tay, cổ, mắt,…Đó là những vùng xương cứng hoặc mô lỏng lẻo.
Người đứng ngồi lâu bị phù chân là do bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bệnh lý này là tình trạng phổ biến nhất gặp ở người hay đứng ngồi lâu. Dấu hiệu của bệnh là gây sưng phù chân, một bên hoặc cả hai bàn chân.

Suy giãn tĩnh mạch do đứng ngồi lâu
Khi cơ thể đứng hoặc ngồi lâu liên tục sẽ gây cản trở lưu thông máu, trong thời gian lâu dần sẽ làm bệnh thêm trầm trọng. Nguyên lý của hệ tuần hoàn là: khi tim đập, máu sẽ được dẫn lưu đến các bộ phận sau đó quay trở về lại tim. Người hay ngồi, đứng lâu sẽ làm cản trở sự lưu thông này ở chân. Điều đó làm cho mạch máu bị ứ đọng, sưng phồng, nổi gân xanh đỏ và làm sưng phù chân.
Ngoài ra, người đứng ngồi nhiều bị sưng phù chân có thể do các bệnh lý khác như: suy tim, thận, gan,…Nhưng nguyên nhân chủ yếu nhiều người gặp phải vẫn là suy giãn tĩnh mạch.
Đối tượng hay mắc phải sưng phù chân – suy giãn tĩnh mạch
Sưng phù chân là một trong số những triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch. Bệnh thường được phát hiện ở chân thường gặp ở những đối tượng sau:
- Khoảng 80% người bệnh suy giãn tĩnh mạch là người thường xuyên phải đứng hoặc ngồi lâu như nhân viên văn phòng, nhân viên cửa hàng, nhân viên phục vụ, lao công, giáo viên, thợ may, thu ngân tài xế,…. Đặc thù nghề nghiệp phải đứng, ngồi lâu khiến máu về tim chậm dẫn đến ứ đọng gây giãn tĩnh mạch.

Nhân viên văn phòng là đối tượng hay bị sưng phù chân suy giãn tĩnh mạch
- Người béo phì, có chế độ ăn ít chất xơ, táo bón, lối sống ít vận động dễ bị phù chân.
- Người lớn tuổi thường ngồi một chỗ, ít đi lại, thói quen ngồi bắt chéo chân.
- Bệnh phổ biến hơn ở nữ giới vì những lý do liên quan đến nội tiết tố, mang thai và sử dụng thuốc tránh thai.
- Một lý do khác là phẫu thuật. Khiến người bệnh ít vận động dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.
Để khắc phục tình trạng ngồi lâu bị phù chân
- Bạn nên đi lại vận động xen kẻ trong quá trình ngồi hoặc đứng làm việc. Cách khoảng 2 tiếng, bạn đi đi lại lại trong khoảng 3-5 phút cho các cơ được vận động, mạch máu được lưu thông thuận lợi.
- Nếu ở tư thế ngồi, hãy kê chân lên cao, ít nhất là ngang tầm với ghế ngồi, trong lúc ngồi làm việc, hãy cử động chân co – hạ sau mỗi tiếng đồng hồ.
- Trong lúc làm việc, tranh thủ thời gian giải lao để xoa bóp chân, cẳng chân, bàn chân, mắt cá để các mạch máu được cải thiện sự lưu thông.
- Sử dụng vớ y khoa để cải thiện suy giãn tĩnh mạch. Vớ này được thiết kế co giãn, đàn hồi, giúp đưa máu về tim, ngăn chặn tình trạng máu chảy ngược xuống bàn chân gây sưng phù, hình thành các cục máu đông. Vớ y khoa có tác dụng tức thì trong điều trị bệnh, bạn có thể thấy ngay hiệu quả vào cuối ngày làm việc.

Vớ y khoa giúp cải thiện sưng phù chân suy giãn tĩnh mạch
- Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, ổn định nhịp tim. Đặc biệt là ở người già yếu, nên sử dụng xe đạp phục hồi chức năng tại nhà để vận động dễ dàng hơn mà không cần ra ngoài.
Làm sao để phát hiện sớm suy giãn tĩnh mạch?
Bạn hãy chú ý những điểm sau để phát hiện sớm bệnh suy giãn tĩnh mạch nhé:
- Ở giai đoạn đầu, bệnh có những triệu chứng âm thầm rất khó phát hiện.
- Người bệnh sẽ có cảm giác bị mỏi chân, chân nặng nề khi đi lại.
- Các triệu chứng sưng phù chân thường xuất hiện vào buổi chiều.
- Hay bị chuột rút vào ban đêm.
- Ngoài ra, khi quan sát bằng mắt thường có thể nhìn thấy các tĩnh mạch màu xanh tím dưới da. Ban đầu chúng có thể nhỏ, sau đó sẽ to dần, ngoằn ngoèo như những con giun kí sinh dưới da.
- Da sẽ có những thay đổi về màu sắc, xuất hiện vết chàm đậm màu, loát da,…
Các triệu chứng trên là tín hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch chân. Nếu bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bệnh nhân nên đặt lịch hẹn với bác sĩ để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Đứng – ngồi lâu bị phù chân là bệnh gì? Câu trả lời là 90% mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, 20% còn lại là bệnh tim, thận, gan, tiểu đường,….Suy giãn tĩnh mạch là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Theo nhiều thống kê, có đến 32,1% người đi làm và 53,5% người nghỉ hưu bị bệnh. Để ngăn ngừa bệnh, người hay đứng ngồi lâu nên chú ý điều chỉnh tư thế, vận động trong lúc làm việc và rèn luyện thể dục tại nhà.